Một số điểm mới của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2025

  1. Điều chỉnh đối tượng chịu thuế

Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 điều chỉnh đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

– Bổ sung một số mặt hàng chịu thuế, bao gồm:

  • Trực thăng, tàu lượn
  • Nước giải khát theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100mL

– Một số sản phẩm điều hòa không còn chịu thuế:

Trước đây, tất cả các loại điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống đều thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.

Theo quy định mới: Chỉ điều hoà nhiệt độ công suất trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế.

Các loại theo thiết kế cùa nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải bao gồm ô tô, toa xe lửa, máy bay, trực thăng, tàu, thuyền thì không thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất bán hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh).

– Chỉ rõ một số sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế:

  • Vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em và đồ dùng dạy học.
  • Kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật.
  1. Điều chỉnh đối tượng không chịu thuế

So với quy định trước đây, Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 điều chỉnh đối tượng không chịu thuế như sau:

– Bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế

  • Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sàn xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài;
  • Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
  • Xe ô tô không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông và chỉ chạy trong khu di tích lịch sử, bệnh viện, trường học và xe chuyên dụng khác theo quy định của Chính phủ.
  • Trực thăng, tàu lượn sử dụng cho mục đích cứu thương, cứu hộ, cứu nạn, huấn luyện đào tạo phi công;
  • Xe ô tô chở người, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ không đăng ký lưu hành và chỉ chạy trong phạm vi khu di tích lịch sử, bệnh viện, trường học và xe ô tô chuyên dùng khác theo quy định của Chính phủ.

– Bổ sung trách nhiệm nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn tái xuất khẩu, tái nhập khẩu hoặc bán ra hoặc thay đổi mục đích sử dụng trong thời hạn tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Bổ sung cơ chế điều chỉnh đối tượng không chịu thuế: Trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đối tượng không chịu thuế để phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

  1. Bổ sung thêm căn cứ và phương pháp tính thuế tuyệt đối

Trước đây, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 chỉ quy định: Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, căn cứ và phương pháp tính thuế được bổ sung các nội dung:

– Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất;

– Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối là lượng hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối.

  1. Bổ sung mức thuế tuyệt đối đối với thuốc lá theo lộ trình từ 2027 – 2031

– Thuốc lá điếu:

  • Từ 01/01/2027: 2.000 đồng/bao
  • Từ 01/01/2028: 4.000 đồng/bao
  • Từ 01/01/2029: 6.000 đồng/bao
  • Từ 01/01/2030: 8.000 đồng/bao
  • Từ 01/01/2031: 10.000 đồng/bao
  • Từ01/01/2031: 10.000 đồng/bao

– Xì gà:

  • Từ 01/01/2027: 20.000 đồng điếu
  • Từ 01/01/2028: 40.000 đồng/điếu
  • Từ 01/01/2029: 60.000 đồng/điếu
  • Từ 01/01/2030: 80.000 đồng/điếu
  • Từ 01/01/2031: 100.000 đồng điếu

– Thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác

  • Từ 01/01/2027: 20.000 đồng/100g hoặc 100ml
  • Từ 01/01/2028: 40.000 đồng/100g hoặc 100ml
  • Từ 01/01/2029: 60.000 đồng/100g hoặc 100ml
  • Từ 01/01/2030: 80.000 đồng/100g hoặc 100ml
  • Từ 01/01/2031: 100.000 đồng/100g hoặc 100ml

Căn cứ bảng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025.

  1. Tăng thuế suất đối với rượu theo lộ trình

– Rượu từ 20 độ trở lên:

  • Từ 01/01/2026: 65%
  • Từ 01/01/2027:70%
  • Từ 01/01/2028: 75%
  • Từ 01/01/2029: 80%
  • Từ 01/01/2030: 85%
  • Từ 01/01/2031: 90%

– Rượu dưới 20 độ:

  • Từ 01/01/2026: 35%
  • Từ 01/01/2027: 40%
  • Từ 01/01/2028: 45%
  • Từ 01/01/2029: 50%
  • Từ 01/01/2030: 55%
  • Từ 01/01/2031: 60%

Căn cứ bảng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025.

  1. Tăng thuế suất đối với bia theo lộ trình

Thuế suất đối với bia theo lộ trình quy định tại Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025:

  • Từ 01/01/2026: 65%
  • Từ 01/01/2027:70%
  • Từ 01/01/2028: 75%
  • Từ 01/01/2029: 80%
  • Từ 01/01/2030: 85%
  • Từ 01/01/2031: 90%
  1. Bổ sung thuế suất đối với nước giải khát

Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất đối với nước giải khát theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml:

– Từ 01/01/2027: 8%

– Từ 01/01/2028: 10%

  1. Điều chỉnh trường hợp được hoàn thuế, khấu trừ thuế

Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 quy định các trường hợp được hoàn thuế, khấu trừ thuế như sau:

– Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

– Quyết toán thuế khi giải thể, phá sản có số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp tổ hợp tác chuyển đổi thành hợp tác xã thì hợp tác xã được kế thừa số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết của tổ hợp tác để khấu trừ, hoàn thuế theo quy định;

– Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trước đây, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:

– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;          

– Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

– Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;    

– Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trên đây là các điểm mới của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2025. Việc nắm rõ các điểm mới trên sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân chủ động hơn trong việc tuân thủ pháp luật và hoạch định kế hoạch kinh doanh phù hợp.


Xem thêm: Các điểm mới tại Nghị định 188/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế