Câu hỏi: Tôi đang sử dụng hai thửa đất nông nghiệp cùng mục đích, liền kề với nhau, tuy nhiên ở phần thời hạn sử dụng đất thì một thửa có thời hạn sử dụng đến năm 2043, một thửa có thời hạn sử dụng đến năm 2060. Cho tôi hỏi với thời hạn sử dụng đất như vậy thì có hợp thửa được không?
Trả lời:
Công ty Luật 1-5 xin gửi đến Quý khách một số tham vấn như sau:
Hai thửa đất nông nghiệp liền kề có bắt buộc phải cùng thời hạn sử dụng đất mới được hợp thửa không?
Khoản 3 Điều 220 Luật đất đai 2024 quy định:
“Điều 220. Tách thửa đất, hợp thửa đất…Trường hợp hợp thửa đất thì ngoài các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở;
b) Trường hợp hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên thì để hợp thửa cần thỏa điều kiện hai thửa đất phải cùng thời hạn sử dụng. Hai thửa đất đang có thời hạn sử dụng khác nhau nên không tiến hành hợp thửa được.
Điều kiện để hợp thửa đất nông nghiệp là gì?
Ngoài các quy định tại khoản 3 Điều 220 Luật đất đai nêu trên khi hợp thửa cần phải đáp ứng điều kiện tại khoản 1 và 3 Điều 220 Luật Đất đai 2024:
Điều 220. Tách thửa đất, hợp thửa đất1. Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau đây:a) Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;b) Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;c) Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;d) Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
Xem thêm: Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?